Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Theo đó, Kế hoạch đã đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và 6 nhóm giải pháp để các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Kế hoạch đã xác định 12 nhiệm vụ ưu tiên thực hiện, gồm:
1. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng.
2. Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm.
3. Điều tra, đánh giá, phục hồi, tái tạo và bảo vệ các bãi nghêu/các loài hai mãnh vỏ trên địa bàn tỉnh.
4. Phục hồi, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại một số thủy vực cửa sông, ven biển và nội địa.
5. Tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản thông qua xây dựng mô hình và tất cả các phương thức thông tin truyền thông.
6. Dự án Củng cố/Thành lập và thúc đẩy các hoạt động của đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
7. Đánh giá ảnh hưởng của rác thải nhựa và các loại ô nhiễm trên biển đến nguồn lợi thủy sản.
8. Dự án tạo rạn nhân tạo nhằm khôi phục môi trường sống của các loài thủy sản trên biển.
9. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo, ương nuôi một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy đặc hữu.
10. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
11. Thực thi pháp luật trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
12. Hội nghị triển khai và tổng kết Chương trình.
Người dân trên địa bàn huyện Trần Đề thu hoạch tôm thẻ. Ảnh: Minh Trí.
Mục tiêu chung của Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU); nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật; chủ động ứng phó có hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển nâng; thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế bền vững cho người dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới./.
Minh Trí
KH_125_UBND.pdf